THÔNG TIN Y DƯỢC

BÁC SĨ BVĐK HÒA HẢO-MEDIC CẦN THƠ CHIA SẺ KIẾN THỨC VỀ BỆNH - P24
[ Cập nhật vào ngày (16/06/2022) ]

Vì sao bạn nên tiêm ngừa viêm gan B?


Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B cao nhất thế giới. Khi cơ thể nhiễm vi-rút viêm gan B sẽ có nguy cơ cao với xơ gan, ung thư gan. Tiêm vắc-xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Đối tượng nào nên tiêm và không nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan B? BS. CKI Nguyễn Thúy Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Sức khỏe, cho biết:

Hiện nay, bệnh viêm gan B đã có vắc-xin phòng ngừa dành cho người lớn và trẻ em. Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin trên 95%, tuy nhiên, lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, các chuyên gia khuyến khích tiêm nhắc một liều vắc xin sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó. Lưu ý: Đối tượng nào nên tiêm và không nên tiêm ngừa phải có chỉ định của bác sĩ sau khi đã được khám sàng lọc và thực hiện các xét nghiệm thiết yếu.

Bs Nguyễn Thúy Hằng

* Lịch tiêm vắc-xin viêm gan B như thế nào thưa bác sĩ?

Đối với trẻ em

Tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng 1 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ ngay sau sinh. Thường mũi tiêm này được thực hiện tại bệnh viện nơi trẻ vừa được sinh ra. Riêng với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài 1 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B như các trẻ khác, trẻ cần được tiêm thêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) ngay trong vòng 12 giờ - 24 giờ đầu sau sinh. Khi trẻ được 15-18 tháng tuổi cần được xét nghiệm kiểm tra HBsAg và antiHBs lại để chắc chắn là trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.

Ngoài mũi sơ sinh và huyết thanh (nếu có), trẻ được khuyến cáo tiêm 4 mũi vắc-xin phòng viêm gan B theo phác đồ:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng
  • Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm.

Đối với người lớn

Trước khi tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để biết cơ thể mình đã nhiễm vi-rút chưa và có kháng thể không. Tùy vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên tiêm phòng hay không.

Kết quả xét nghiệm và khuyến cáo

HBsAg

Anti HBs

Tình trạng

Khuyến cáo

(-)

(+)

– Đã bị nhiễm vi-rút nhưng khỏi bệnh và cơ thể tạo được kháng thể bảo vệ.

– Hoặc đã tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B trước đây

Không tiêm ngừa

(-)

(-)

Cơ thể hoàn toàn chưa bị nhiễm.

Cần thiết phải tiêm ngừa

(+)

(-)

Cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B và chưa có kháng thể.

Không tiêm ngừa. Bệnh nhân cần làm thêm một số xét nghiệm để bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.


Mũi 1: Tiêm lần đầuCác mũi tiêm:

  • Mũi 2: Một tháng sau mũi 1
  • Mũi 3: Sáu tháng sau mũi 1
  • Mũi 4: Năm năm sau mũi 1

 

Khám sàng lọc trước khi tiêm phòng - Ảnh chỉ có tính chất minh họa

* Hiện tại, BVĐK Hòa – Hảo Medic Cần Thơ có tiêm chủng phòng viêm gan B không?

Hiện nay, Bệnh viện có Phòng Tiêm chủng (thuộc Trung tâm Kiểm tra Sức khỏe) đã được Sở Y tế công nhận đủ điều  kiện tiêm chủng. Bệnh viện đã triển khai hoạt động tiêm chủng phòng các bệnh cúm, viêm phổi phế cầu, viêm gan B, ung thư cổ tử cung (HPV),… phục vụ người dân có nhu cầu. Riêng loại vắc-xin phòng bệnh viêm gan B, bệnh viện đang sử dụng là Engerix của Bỉ, dành tiêm cho người lớn.

Chi phí hiện tại: 163.000đ/ mỗi mũi tiêm.

* Bác sĩ có thể cho biết những điều lưu ý trước và sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B?

Như đã nói trên, đối tượng muốn tiêm vắc-xin viêm gan B cần được bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn và chỉ định xét nghiệm cần thiết. Người được tiêm vắc-xin cần nghỉ ngơi tại chỗ 30 phút để được theo dõi sức khỏe. Sau tiêm, có một số trường hợp có thể phản ứng với vắc-xin như: sưng, đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, thường sẽ khỏi trong 1 hoặc 2 ngày sau.

* Xin cảm ơn bác sĩ!

Bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo - Medic Cần Thơ

“Niềm tin sức khỏe”




Quản trị Theo Tổ Truyền thông






tin tức & sự kiện


Video